Có nhiều hình thức xét nghiệm ADN như dùng mẫu máu, mẫu tóc, mẫu nước bọt, mẫu móng tay…Trong đó, xét nghiệm ADN bằng móng tay là phương pháp đơn giản, phổ biến. Bài viết sau của GENMUM sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không cũng như có thêm thông tin về phương pháp này.
Xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không
1. Xét nghiệm ADN móng tay
ADN là nơi chứa thông tin di truyền của mỗi người, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. ADN xuất hiện trong mọi tế bào của cơ thể, do đó có thể thông qua xét nghiệm máu, tóc, răng, móng tay, niêm mạc miệng là có thể có kết quả ADN.
Xét nghiệm ADN bằng móng tay là phương pháp thường dùng trong xét nghiệm huyết thống, được thực hiện thông qua phân tích ADN có trong móng tay. Phương pháp xét nghiệm này có nhiều ưu điểm như:
-
Độ chính xác cao
-
Dễ lấy mẫu, việc lấy mẫu không gây đau hay thương tổn như lấy máu
-
Dễ bảo quản mẫu
-
Có thể tự lấy mẫu ở nhà nếu khách hàng muốn tăng tính bảo mật
Tham khảo: bảng giá xét nghiệm adn cha con
Tham khảo: xét nghiệm adn thai nhi có chính xác không
Trước khi giải đáp xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không, bạn cần hiểu rõ về phương pháp này
2. Xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không
Theo nghiên cứu, mọi cơ quan trong cơ thể đều cấu tạo từ tế bào. Bên trong tế bào, phần nhân tế bào sẽ có chứa các đoạn ADN. Các đoạn ADN này là vật chất mang thông tin di truyền được tạo ra từ sự kết hợp giữa mộ nửa gen của bố và một nửa là gen của mẹ.
Móng tay là một trong các biến thể của da tay. Trong móng tay có chứa các tế bào da, do đó việc xét nghiệm ADN bằng mẫu móng nay có thể cho kết quả với độ chính xác cao trên 99,9999%, tương tự như các phương pháp xét nghiệm ADN khác.
3. Ứng dụng của xét nghiệm ADN bằng móng tay
Xét nghiệm ADN bằng móng tay có thể giúp xác định các mối quan hệ huyết thống sau:
-
Cách xét nghiệm adn cha con – con ruột hoặc mẹ – con ruột
-
Quan hệ bà ngoại – cháu
-
Quan hệ dì/bác gái – cháu
-
Quan hệ anh chị em cùng mẹ
-
Quan hệ ông nội – cháu trai
-
Quan hệ bác trai – cháu trai
-
Quan hệ bà nội – cháu gái.
4. Cách lấy mẫu móng tay đúng cách để thực hiện xét nghiệm ADN
Yếu tố quan trọng để quyết định xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không phụ thuộc vào việc lấy mẫu đúng cách. Cụ thể các bước tiến hành lấy mẫu như sau:
-
Bước 1: rửa tay sạch bằng xà phòng, nước sát khuẩn… và để tay khô ráo, đặc biệt không để bụi bẩn bám vào móng tay.
-
Bước 2: vệ sinh dụng cụ cắt móng tay sạch sẽ, không dính bụi bẩn, không dính vết móng tay cũ.
-
Bước 3: đựng móng tay vào phong bì hoặc giấy A4 trắng sạch là phong bì đựng mẫu. Lưu ý không sử dụng túi nilon
-
Bước 4: Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bạn thực hiện cắt móng tay trên giấy trắng sạch sau đó gom tất cả vào phong bì đựng mẫu.
-
Bước 5: ghi lại thông tin của người cần thực hiện xét nghiệm lên bên ngoài túi đựng và gửi tới nơi xét nghiệm.
Tham khảo: sàng lọc trước sinh vào thời gian nào
Tham khảo: chi phí xét nghiệm adn thai nhi không xâm lấn
Yếu tố quan trọng để quyết định xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không phụ thuộc vào việc lấy mẫu đúng cách
Kết quả xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không phụ thuộc vào các lưu ý sau:
-
Mẫu móng tay đạt chuẩn phải cắt sát với thịt ngón tay.
-
Bạn thực hiện lấy mẫu của khoảng 5 đến 7 ngón
-
Nếu nhờ người khác cắt móng thì tuyệt đối không để người đó tiếp xúc với mẫu móng tay (chỉ nhờ người cắt hộ móng tay trong các trường hợp bất khả kháng)
-
Cẩn thận khi lấy mẫu móng tay trẻ em
Thông thường, phương pháp này chỉ được áp dụng cho các trường hợp ở xa địa chỉ của trung tâm xét nghiệm hoặc vì lý do cá nhân.
5. Xét nghiệm ADN móng tay có được dùng trong thủ tục hành chính không?
Bên cạnh việc xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không, việc xét nghiệm ADN móng tay có được sử dụng trong các thủ tục hành chính hay không cũng được nhiều người quan tâm. Trong nhiều trường hợp các mẫu máu và niêm mạc miệng bị hỏng do vận chuyển hoặc hỏng do điều kiện môi trường. Việc xét nghiệm ADN pháp lý có thể sử dụng thêm mẫu móng tay dự phòng.
Tuy nhiên, đối với các mẫu xét nghiệm chất rắn như xương hoặc răng, độ ổn định của tín hiệu sẽ không cao như ở trong các mẫu chất lỏng là máu, niêm mạc miệng. Đặc tính gen có trong mẫu chất rắn là móng tay thường là ADN phân mảnh. Do đó, khi làm hồ sơ pháp lý thường ưu tiên hơn các kết quả xét nghiệm đối với mẫu chất lỏng (dung dịch) thu được trực tiếp từ người cho mẫu.
Tham khảo: kết quả xét nghiệm tan máu bẩm sinh
Tham khảo: xét nghiệm máu xác định giới tinh thai nhi có chính xác không
Xét nghiệm ADN móng tay có được sử dụng trong các thủ tục hành chính hay không
Cụ thể, kết quả xét nghiệm ADN móng tay sẽ không được sử dụng trong:
-
Làm giấy khai sinh (trong trường hợp bố và mẹ chưa đăng ký kết hôn)
-
Xác định quyền nuôi con hoặc trợ cấp cho con cái sau ly hôn
-
Làm thủ tục nhận con thất lạc sau nhiều năm
-
Làm thủ tục thừa kế
-
Làm thủ tục visa
Đối với các trường hợp xét nghiệm ADN dân sự (xét nghiệm chỉ để biết sự thật) thì việc sử dụng mẫu móng tay được dùng phổ biến hơn.
Trên đây GENMUM đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản về xét nghiệm ADN móng tay cũng như xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không. Hiện nay tại GENMUM, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm ADN sử dụng mẫu máu và mẫu niêm mạc miệng. Ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng, trả kết quả nhanh, độ chính xác cực cao và được phép sử dụng cho các thủ tục hành chính quan trọng.
Đặc biệt, GENMUM luôn cam kết đem đến cho bạn dịch vụ tốt nhất cùng mức xét nghiệm adn thai nhi bao nhiêu tiền, bạn có thể dễ dàng gửi mẫu ở nhiều điểm gửi mẫu thuận tiện trên toàn quốc.
TRUNG TÂM SÀNG LỌC DI TRUYỀN GENMUM TRỰC THUỘC CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ GENPLUS
VPĐD Miền Bắc: 198 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
VPĐD Miền Nam: 33 Quách Văn Tuấn, P12, Tân Bình, Hồ Chí Minh
SĐT: 0981.398.812
Website: genmum.vn