Thai đôi làm xét nghiệm nipt có được không?

Thai đôi làm xét nghiệm nipt có được không? Thai đôi xét nghiệm NIPT có thể phát hiện những bệnh nào? cần lưu ý gì với mẹ bầu mang thai đôi làm xét nghiệm nipt? Bài viết sau của GENMUM sẽ giúp mẹ bầu và bạn đọc quan tâm hiểu hơn về xét nghiệm NIPT trong sàng lọc trước sinh đối với song thai, từ đó có được những quyết định sáng suốt.

Thai đôi làm xét nghiệm nipt

Thai đôi làm xét nghiệm nipt có được không?

1. Thai đôi làm xét nghiệm nipt được không?

Các gói sàng lọc nipt (tiếng Anh là Non – Invasive Prenatal Test) là phương pháp thực hiện sàng lọc trước sinh tiên tiến hàng đầu hiện nay. Xét nghiệm NIPT có thể sử dụng cho mẹ bầu mang đơn thai cũng như được nhiều mẹ bầu mang song thai lựa chọn. 

Cụ thể, phương pháp này thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu người mẹ thông qua giải trình gen. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường trong bộ nhiễm sắc thể (NST) của trẻ từ sớm với độ chính xác lên đến 99%. 

Đặc biệt, những mẹ bầu nằm trong các trường hợp sau đây:

  • Mẹ bầu mang thai ở độ tuổi trên 30, đặc biệt là độ tuổi trên 35.

  • Mẹ bầu từng có tiền sử bị thai lưu hoặc mang thai bị dị dạng

  • Kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy ở khoảng 3mm

  • Mang thai nhờ thực hiện IUI hoặc IVF

  • Mẹ bầu mang song thai, đa thai

  • Mẹ bầu từng bị nhiễm virus, vi khuẩn trong 3 tháng thai kỳ đầu.

Xét nghiệm NIPT mang đến nhiều lợi ích như:

  • Có thể thực hiện sớm từ tuần thai thứ 9

  • Mức độ chính xác của xét nghiệm lên đến 99%

  • Tuyệt đối an toàn cho cả mẹ và bé do là xét nghiệm không xâm lấn.

2. Thai đôi làm xét nghiệm nipt có chính xác không?

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy độ nhạy và đặc hiệu của NIPT trong các xét nghiệm với song thai nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản là chưa ghi nhận kết quả âm tính giả. Trong một thống kê khác về kết quả sàng lọc cho hơn 400 trường hợp song thai bao gồm song thai DCDA (hai bánh nhau, hai buồng ối) và song thai MCDA (một bánh nhau, hai buồng ối) cho tỷ lệ dương tính giả đối với tam nhiễm NST 21 và 18 đều là 0%. Giá trị các độ nhạy, độ đặc hiệu kết hợp là 100% và 99,53% tương ứng. Tỷ lệ này đã tạo điều kiện cho xét nghiệm này được sử dụng rộng rãi trong đánh giá sàng lọc trước sinh.

Tham khảo: xét nghiệm adn thai nhi hết bao nhiêu tiền

Tham khảo: xét nghiệm thrombophilia bao nhiêu tiền

Xét nghiệm NIPT (tiếng Anh là Non – Invasive Prenatal Test) là phương pháp thực hiện sàng lọc trước sinh tiên tiến hàng đầu hiện nay.

3. Thai đôi làm xét nghiệm nipt phát hiện những bệnh gì?

Xét nghiệm nipt phát hiện những bệnh gì? Xét nghiệm NIPT sẽ giúp sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh sau:

3.1 Hội chứng Down

Hội chứng này còn được gọi là tam thể 21 (Trisomy 21). Tỷ lệ mắc hội chứng này ở trẻ em là 1/800. Trẻ mắc Down thường chậm phát triển cũng như bị khuyết tật cả về thể chất và tinh thần.

3.2 Hội chứng Patau

Hội chứng Patau còn được gọi là tam thể 13 (Trisomy 13). Hội chứng này có thể dẫn đến các hậu quả sau:

  • Sứt môi

  • Hở hàm ếch

  • Thừa ngón tay hoặc ngón chân

  • Thoát vị

  • Đầu nhỏ bất thường

  • Tai thấp

  • Mắt nhỏ

  • Hai mắt gần nhau

  • Mắc phải hội chứng “não thất duy nhất”

  • 80% trẻ mắc Patau bị dị tật tim.

3.3 Hội chứng Edwards

Thai đôi làm xét nghiệm nipt có thể phát hiện được hội chứng Edwards. Hội chứng này còn được gọi là tam thể 18 (Trisomy 18). Tỷ lệ mắc hội chứng này ở trẻ em là 1/4.000 đến 1/8.000. Hội chứng này khiến trẻ tử vong ngay khi sinh ra, chỉ 5-10% trẻ sống sót đến hơn 1 tuổi. 

3.4 Hội chứng Turner

Đây là hội chứng bất thường NST xảy ra ở bé gái. Bé mất 1 phần hoặc toàn bộ NST giới tính thứ 2. Hội chứng này không gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhưng khiến trẻ kém phát triển chiều cao, mất khả năng sinh sản, tóc mọc thấp, da cổ bị thừa. 

3.5 Hội chứng Klinefelter

Thai đôi làm xét nghiệm nipt có thể phát hiện được hội chứng Klinefelter – hội chứng này chỉ xảy ra ở bé trai, bé có tới 2 NST X thay cho 1 NST X như bình thường. Thông thường tỷ lệ trẻ mắc bệnh này là 1/1000.

3.6 Hội chứng XXX

Hội chứng này còn có tên là hội chứng 3X, hội chứng siêu nữ, hội chứng 47… chỉ xảy ra ở bé gái khi cơ thể có tới 3 NST X. Biểu hiện của hội chứng này là : kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng vận động kém phát triển, khó đọc hiểu, rối loạn thiếu tập trung… và ảnh hưởng tới đời sống của trẻ. 

Thai đôi làm xét nghiệm nipt

Xét nghiệm NIPT giúp phát hiện những bất thường trong bộ nhiễm sắc thể (NST) của trẻ từ sớm với độ chính xác lên đến 99%.

4. Thai đôi làm xét nghiệm nipt có cần lưu ý gì không?

Vậy khi nào làm xét nghiệm nipt? Đối với mẹ bầu mang thai đôi, nguy cơ bị dị tật thai hoặc thai bất thường cao hơn so với đơn thai, do đó, xét nghiệm NIPT được nhiều mẹ bầu lựa chọn để giúp sàng lọc sớm những khả năng có thể xảy ra bất thường ở thai nhi. Tuy  nhiên trong một số trường hợp sau, mẹ bầu không nên thực hiện xét nghiệm do có nguy cơ sai lệch kết quả:

  • Mẹ bầu được ghép tạng hoặc được truyền máu

  • Trong vòng 1 năm từ khi mẹ bầu làm điều trị tế bào gốc hoặc chống đông máu bằng heparin

  • Mẹ bầu mắc hội chứng “thai đôi biến mất”

Bên cạnh đó, khi thực hiện xét nghiệm NIPT, mẹ bầu cần lựa chọn những địa chỉ xét nghiệm uy tín để đảm bảo độ chính xác của kết quả cũng như sự an toàn cho bản thân.

Thai đôi làm xét nghiệm nipt

Khi thực hiện xét nghiệm NIPT, mẹ bầu cần lựa chọn những địa chỉ xét nghiệm uy tín

Trên đây, bài viết của GENMUM đã cung cấp cho mẹ bầu và ban đọc quan tâm các thông tin về thai đôi làm xét nghiệm nipt được không? cũng như cần lưu ý những gì. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn khi lựa chọn những địa chỉ uy tín để thực hiện sàng lọc trước sinh hiệu quả, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp để có thai kỳ khỏe mạnh. Mọi thông tin mẹ bầu cần tư vấn thêm về xét nghiệm NIPT vui lòng liên hệ với GENMUM theo thông tin dưới đây.

TRUNG TÂM SÀNG LỌC DI TRUYỀN GENMUM TRỰC THUỘC CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ GENPLUS
VPĐD Miền Bắc: 198 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
VPĐD Miền Nam: 33 Quách Văn Tuấn, P12, Tân Bình, Hồ Chí Minh
SĐT: 0981.398.812
Website: genmum.vn